Header Ads

thiết kế website

8 câu chuyện ý nghĩa về đạo lý làm người không nên bỏ qua

Bạn tồn tại trên đời là bởi vì bạn còn giá trị. Bạn bị đào thải nghĩa là bạn đã bị mất giá trị. Những giá trị có được trong quá khứ không thể đại diện cho tương lai, chính vì thế mỗi ngày đều cần phải nỗ lực không ngừng.

Sau đây là 8 câu chuyện được lấy cảm hứng từ một số câu chuyện nhỏ được truyền tai nhau trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chúng lại cực kì ý nghĩa, có thể giúp bạn sử dụng trí tuệ của mình để nhìn thấy những mặt tối mà bạn nhìn không thấu và học cách làm người, cư xử khiêm tốn, lễ độ với mọi người xung quanh. Mời các bạn cùng đọc và cảm nhận ý nghĩa sâu xa của các câu truyện nhé:

# Câu chuyện thứ 1:

Người chồng đi làm về, thấy vợ đang đánh con trai nhưng không thèm quan tâm mà tiến thẳng vào bếp. Nhìn thấy nồi canh đang sôi, trên bàn thì đầy thức ăn ngon. Sau khi ăn uống no nê vẫn thấy người vợ đánh con không dừng tay, người chồng nhịn không nổi liền nói: “Dạy con không thể cứ dùng vũ lực, em không thể nói đạo lý với con à?”. Người vợ liền nói: “Nồi canh ngon như thế, nó lại đái vào đó, anh nói xem có điên không chứ?”. Người chồng nghe xong liền đứng dậy nói: “Vợ à, em nghỉ tí đi, để anh!”.

Ý nghĩa: Nếu đặt mình ngoài sự việc, thì ai cũng có thể tâm bình khí hoà. Nhưng nếu đặt mình vào trong sự việc đó, thử hỏi mấy ai có thể bình thản như không? Vì vậy đừng đánh giá bất kì chuyện gì khi mà bạn không có mặt ở đó.

# Câu chuyện thứ 2:

Một người đàn ông nọ lái xe trên đường núi, đang nhàn nhã nhìn ngắm phong cảnh bên đường, bỗng ở đâu xuất hiện nhiều người khác lao xuống đập vào cửa sổ và hét lên: “Heo, heo”. Người đàn ông nghe vậy rất tức giận, liền hạ cửa kính xe xuống và mắng: “Mấy người mới là đồ heo”. Lời mắng vừa dứt khỏi miệng, chiếc xe lao thẳng vào một đàn heo đang tràn qua đường.

Ý nghĩa: Đừng hiểu sai ý tốt của người khác, điều đó chỉ khiến bạn gặp xui xẻo, cũng đừng bao giờ làm nhục người khác. Đối với những chuyện chưa rõ trước mắt, hãy học cách kiềm chế cảm xúc, nhẫn nại quan sát, như vậy mới không hối hận về sau.

# Câu chuyện thứ 3:

Gà con hỏi gà mẹ: “Mẹ có thể đừng đẻ trứng nữa đưa con ra ngoài chơi được không?”. Gà mẹ đáp: “Không được, mẹ phải làm việc”. Gà con lại nói: “Nhưng mẹ đã đẻ rất nhiều trứng rồi”. Gà mẹ bình thản nói với con mình một cách sâu sắc: “Mỗi ngày mẹ đẻ một quả trứng mà con dao còn kề sát cổ. Nếu một tháng mẹ không đẻ quả trứng nào chắc là đã nằm trong nồi áp suất rồi”.

Ý nghĩa: Bạn tồn tại trên đời là bởi vì bạn còn giá trị. Bạn bị đào thải nghĩa là bạn đã bị mất giá trị. Những giá trị có được trong quá khứ không thể đại diện cho tương lai, chính vì thế mỗi ngày đều cần phải nỗ lực không ngừng.

# Câu chuyện thứ 4:

Một giọt mực rơi xuống một ly nước, ly nước lập tức đổi màu, không thể uống được nữa. Một giọt mực rơi xuống biển, nước biển vẫn một màu xanh ngắt. Tại sao? Bởi vì sự độ lượng của hai hợp chất này là hoàn toàn khác nhau.

Ý nghĩa: Khoan dung cho người khác, đó chính là độ lượng. Sống biết khiêm tốn, đó chính là trọng lượng. Hợp hai điều này lại chính là chất lượng của một con người.

# Câu chuyện thứ 5:

Một cái ổ khoá kiên cố gắn trên cửa lớn, thanh sắt muốn mở ổ khoá ấy nhưng dù dùng hết sức bình sinh vẫn không cách nào mở được. Thế mà khi chìa khoá đến, chỉ cần nhẹ nhàng len vào lỗ hổng trong ổ khoá, vặn mình một cái là đã mở được nhẹ nhàng. Thanh sắt ngạc nhiên hỏi: “Tại sao tôi dùng lực nhiều thế vẫn không mở được, còn cậu thì mở được dễ dàng như vậy?”. Chìa khoá đáp: “Bởi vì tôi hiểu được trái tim của cậu ta”.

Ý nghĩa: Trái tim của mỗi người cũng giống như chiếc ổ khoá kia, nếu bạn dùng sự thô bạo để đi mở cửa trái tim đối phương thì vĩnh viễn không bao giờ mở được. Chỉ có dùng sự quan tâm, mới có thể biến bản thân trở thành chiếc chìa khoá tinh tế, tiến sâu vào trái tim người khác, thấu hiểu và mở được lòng họ.

# Câu chuyện thứ 6:

Có một nhóm người đi đãi vàng trong sa mạc, trông bộ dạng ai nấy cũng đều rất mệt mỏi, đau khổ, duy chỉ một người luôn tỏ ra hạnh phúc và lạc quan. Những người khác hỏi: “Tại sao lúc nào cậu trông cũng hạnh phúc, yêu đời thế?”. Chàng ta mỉm cười và nói: “Bởi vì vàng tôi mang trên người là ít nhất”.

Ý nghĩa: Hạnh phúc thì ra đơn giản như vậy, sở hữu ít một chút cũng đủ rồi.

# Câu chuyện thứ 7:

Người ăn mày nói: “Ngài có thể cho tôi 100 ngàn không?”

Người qua đường chặc lưỡi nói: “Tiếc quá, tôi chỉ còn 80 ngàn”

Người ăn mày tiếp lời: “Không sao, coi như ngài nợ tôi 20 ngàn vậy”

Ý nghĩa: Một số người nghĩ rằng cả thế giới này ai cũng nợ họ và cảm thấy Thượng đế ban cho họ không đủ nhiều, không đủ tốt. Lòng tham không đáy từ lâu đã sớm chiếm chỗ cho sự biết ơn.

# Câu chuyện thứ 8:

Vị nhà sư già hỏi chú tiểu: “Nếu như bước lên trước một bước là chết, bước về sau một bước là mất đi linh hồn, vậy con sẽ lựa chọn thế nào?”. Chú tiểu hoà thượng không ngần ngại đáp: “Con sẽ bước sang bên cạnh”.

Ý nghĩa: Khi đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, hãy suy nghĩ mọi việc ở góc độ khác, như vậy bạn sẽ thấy rõ ràng không có đường cùng, bạn vẫn còn sự lựa chọn khác.

Cuộc sống này tốt đẹp hay tồi tệ đều là do cách chúng ta lựa chọn đối diện với nó. Chỉ cần bạn sống biết bao dung, xem nhẹ vật chất, dùng nhiều góc độ để đánh giá sự việc.. thì bạn sẽ thấy, cuộc sống này tuyệt vời và đáng sống biết bao nhiêu.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.